Có thể gọi Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Thúy Hường là nghệ sĩ cống hiến, bởi lẽ chỉ tính riêng 10 năm trở lại đây, chị đã tham gia gần 1.000 buổi biểu diễn trong và ngoài nước. Chị rất vui mừng khi thấy sức sống của dân ca quan họ đang được lan tỏa và cũng bởi như thấy mình phần nào đó thực hiện được lời dặn dò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Gìn giữ, đưa dân ca quan họ đến với thế hệ sau.

Đang xem: Tiểu Sử Nghệ Sĩ Thúy Hường Và Nét Duyên Quan Họ

NSND Thúy Hường sinh năm 1967 tại xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Học xong cấp 3, Thúy Hường theo ý nguyện của gia đình nộp hồ sơ vào Trường Sư phạm Mẫu giáo Trung ương, đồng thời, chị vẫn âm thầm dự thi vào Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Hà Bắc (nay là Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch tỉnh Bắc Ninh). Với giọng hát tự nhiên, mộc mạc nhưng lại đầy sức sống và quyến rũ, Thúy Hường thuyết phục được ban giám khảo kỳ thi và trở thành sinh viên Trường Trung cấp Văn hóa-Nghệ thuật Hà Bắc. Sau khi tốt nghiệp, Thúy Hường về Đoàn Dân ca quan họ Bắc Ninh.

*
*
*
*

Đến nay, số bài hát “lận lưng” ít ỏi của mẹ và dì truyền cho năm nào trong tâm trí của Thúy Hường đã được nhân lên gấp đôi mươi lần. Hình ảnh Thúy Hường chít khăn mỏ quạ, mặc áo “mớ bảy mớ ba”, ngân lên các làn điệu quan họ đã làm say lòng biết bao thế hệ qua các làn điệu: “Ngồi tựa song đào”, “Người ở đừng về”, “Lúng liếng”, “Đêm qua nhớ bạn”… Với tố chất, kỹ thuật hát “vang, rền, nền, nẩy” cùng sự nỗ lực học tập, rèn luyện kiên trì của bản thân đã tạo nên một NSND Thúy Hường như ngày hôm nay.

Xem thêm:

Tháng 4 vừa qua, NSND Thúy Hường có dịp đi biểu diễn, quảng bá nghệ thuật quan họ ở Italy, sau đó hai tháng, chị tiếp tục có chuyến biểu diễn ở 4 nước châu Âu. Trong chuyến đi có một cháu bé mới 5 tuổi mà hát được đến ba, bốn bài quan họ liền khiến chị vô cùng ấn tượng. Cháu còn quá nhỏ, lại sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, vậy mà cháu đã biết đến quan họ. Thật đáng quý, đáng yêu biết bao nhiêu! “Quan họ nay đang lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Họ thành lập rất nhiều câu lạc bộ hát quan họ. Kiều bào ta ở nước ngoài cũng đi diễn với đầy đủ trang phục, nón ô, cơi trầu. Mặc dù mọi người đi làm rất vất vả nhưng vẫn dành thời gian luyện tập, biểu diễn khiến tôi thấy rất cảm kích. Khi tôi hỏi, họ trả lời họ tập vì thích, vì say mê. Cái diễn, hát như vậy làm cho mọi người cảm thấy rất gần gũi với quê hương”-NSND Thúy Hường kể.

Được biết, có những đám cưới của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng hát quan họ. Đó là nguồn thôi thúc kiều bào lan tỏa làn sóng hát quan họ ngày càng đông đảo. Tuy nhiên, họ học quan họ qua nghe băng đĩa và bắt chước lại nên rất khó tiến bộ. Theo chị, cách học quan họ tốt nhất phải là phương pháp truyền khẩu, không nhạc. Với mỗi câu, từ khó, người hướng dẫn sẽ uốn nắn, chỉnh khẩu hình mở như thế nào, lưỡi để thẳng, áp lên hàm ếch, hay để cong…

Xem thêm:

Mong muốn mang chuyên môn của mình đến những người khác, đặc biệt là các bạn ở nước ngoài không có điều kiện đi lại, gần đây, NSND Thúy Hường cũng đã bắt đầu hướng dẫn cho những ai yêu thích dân ca quan họ cách hát các làn điệu dân ca quan họ cổ rồi đưa lên trang YouTube mang tên NSND Thúy Hường. Mấy chục năm say mê, gắn bó với quan họ, NSND Thúy Hường lấy đó làm lẽ sống cho cuộc đời. Chị quả quyết: “Nếu có kiếp sau, vẫn xin làm người hát quan họ”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *